Son môi dường như là vật bất ly thân của phụ nữ từ xưa đến nay. Mặc dù son môi giúp bạn trông xinh đẹp hơn, tự tin hơn và quyến rũ hơn. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi tác hại khi sử dụng son nhiều cho sức khỏe của bạn không? Cùng YumeiSakura tìm hiểu câu chuyện đằng sau những thỏi son môi nhé.
Thành phần trong son có gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi :"Sử dụng son nhiều có tác hại nào không? " thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần của son nhé.
Theo thống kê thì ngoại trừ những loại son được làm từ nguyên liệu 100‰ thiên nhiên. Đa số các dòng son hiện nay, kể cả các hãng son nổi tiếng nhất, đều có chứa một hàm lượng chì nhất định trong đó.
Lý do có sự xuất hiện của chì trong son tác dụng đơn giản là để tăng độ bám. Đồng thời giúp sắc đỏ trong son đậm hơn và bám tốt hơn. Đây cũng là lý do những dòng son lì màu đỏ hoặc cam cũng là những thỏi có tỉ lệ chì cao nhất.
Đừng lo lắng, vấn đề nằm ở chỗ, có một tỉ lệ chì được phép xuất hiện trong son. Theo quy định từ FDA, trong son chỉ được phép chứa 10 phần triệu chì. Điều này có nghĩa tức là 1kg son chỉ được chứa khoảng 10mg chì. Do vậy, một cây son có tỉ lệ chì khoảng 0,36 phần triệu sẽ được coi là độc hại.
Ước tính, một thỏi son trung bình nặng 3 gram sẽ chỉ chứa khoảng 1,08 microgram chì. Trong khi đó, lượng chì trong máu đủ để gây độc hại sẽ rơi vào khoảng 1 microgram/100ml máu. Nhưng lưu ý, đó là câu chuyện của những thỏi son chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần hoá chất trong phạm vi giới hạn.
Xem thêm: Những tác hại nguy hiểm của việc dùng son kém chất lượng
Hệ quả trong dài hạn như thế nào?
Son là một phụ kiện không thể thiếu của phái đẹp, là thứ được sử dụng hàng ngày. Vì thế sẽ không có thứ gì gọi là "tỉ lệ chuẩn" về lượng chì trong son khi tác hại nó đem lại là trong dài hạn.
Lý do tại sao những hóa chất độc hại như chì lại không được liệt kê trên bao bì thành phần của các loại son môi. Bởi vì chúng không phải là thành phần trực tiếp của son môi mà chúng chỉ chứa trong các chất nhuộm màu và chất nền để tạo ra sản phẩm này.
Dù có thể không gây chết người, nhưng sử dụng son có nhiều chì trong thời gian dài đã được chứng minh là gây tổn hại cho tim, thận, cùng một số bệnh tiêu hóa khác.
Các hóa chất độc hại có trong son môi có thể hấp thụ vào cơ thể. Khi bạn nuốt chúng vô tình qua việc liếm môi hay ăn uống. Các nhà nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng son môi trung bình từ 2 đến 10 lần mỗi ngày. Đồng nghĩa với việc họ đang nuốt hoặc hấp thụ khoảng 87 mg son môi. Tuy không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng dùng son môi mỗi ngày, nhưng chắc chắn họ vẫn dùng chúng trong suốt cuộc đời của mình. Đồng nghĩa chì cũng như các hóa chất độc hại khác sẽ tích lũy và gây tác hại ảnh hưởng đến cơ thể theo thời gian.
Vì vậy, bạn nên lưu ý dùng lười thế nào cũng phải tẩy trang môi trước khi đi ngủ. Giảm tối đa nhất việc hấp thụ các chất độc hại trên vào cơ thể. Đồng thời, khi bạn nhận thấy mình đang có thói quen tô son nhiều lần. Trên 14 lần mỗi ngày thì hãy giảm cường độ này ngay lập tức. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại nhiều nhất có thể.
Cơ thể chúng ta sẽ có đào thải chì, nhưng ở một tốc độ rất chậm. Nên chúng ta cũng cần phải có những phương pháp chủ động vừa làm đẹp nhưng cũng vừa bảo vệ cơ thể.
Thực tế của những số liệu nêu trên thậm chí có thể còn khủng khiếp hơn. Nhất là khi bạn dùng son giả hoặc kém chất lượng, chứa nhiều kim loại nặng như nhôm và mangan.
Son là một phụ kiện không thể thiếu với phái đẹp, nên việc từ bỏ son là điều không thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chủ động kiểm soát số lần bôi son mỗi ngày. Nên khống chế trong khoảng tối thiểu nhất từ 2 - 5 lần.
Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng dòng son kém chất lượng, rẻ tiền, không rõ nguồn gốc. Nên chọn những hãng son uy tín và có tên tuổi, đừng vì tiếc tiền mà mang tật vào người.
Làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý về thành phần và cách sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp. Tránh các tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe mà khi sử dụng son ta không để ý tới.