Son môi là vật dụng trang điểm không thể thiếu trong túi xách của chị em. Liệu bạn có tò mò son môi ra đời khi nào và như thế nào hay không? Hãy cùng Yumeisakura tìm hiểu về nguồn gốc của son môi và những câu chuyện thú vị ít ai biết xoay quanh những thỏi son môi đẹp nhé!
Nguồn gốc của son môi
Từ những năm 3500 Trước Công Nguyên, son môi đã được ra đời. Thỏi son đầu tiên được tạo ra với sự kết hợp của đá đỏ nghiền vụn, chì trắng. Được sử dụng bởi nữ hoàng Sumer Schub-ad của dân tộc người SUMER.
Họ đã tạo ra son môi bằng cách nghiền nát những viên đá quý. Những viên này có màu đỏ trộn với chì rồi bôi trực tiếp lên môi. Tuy thành phần son môi thời cổ đại khá độc hại nhưng chúng vẫn được phụ nữ thời này yêu thích sử dụng.
Vào 700 trước Công Nguyên, phụ nữ ở Hy Lạp cổ đã sử dụng son môi phổ biến mà không cần quan tâm đến địa vị xã hội.
Màu son thời kỳ này được người dân tạo ra bằng những nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ như rong biển, hoa quả nghiền, đất hoàng thổ đỏ, và các loại nhựa thông khác. Từ đó son có đủ các tông màu đậm nhạt.
Phụ nữ ở Ai Cập vào thời kỳ này cũng cực mê đắm những thỏi son môi đẹp. Người ta còn sáng tạo hơn nữa trong việc tạo ra nhiều màu sắc đa dạng hơn. Người dân Ai Cập cổ đã sử dụng đất hoàng thổ đỏ và các sắc tố khác để tạo ra một loạt các sắc thái từ màu đỏ, cam cho đến hồng và đen.
Những chất độc như brom ma-nít với i-ốt được sử dụng để tạo ra son màu tím đậm. Do đó, loại son môi này còn được mệnh danh với cái tên mỹ miều là “nụ hôn thần chết”’.
Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng là người phụ nữ quyền lực và xinh đẹp. Và Bà còn là một người rất yêu thích trang điểm. Truyền rằng son môi của bà được làm bằng sáp ong pha trộn với kiến đã được nghiền để có màu đỏ son. Và để có được một lớp son bóng trên môi, bà đã sử dụng vảy cá để tạo ra vẻ óng ánh.
Như vậy từ xa xưa, phụ nữ ở cả 3 nền văn minh cổ đại nhất thế giới đều đã rất yêu làm đẹp.
Xem thêm: Khám phá tính cách mỗi nàng thể hiện qua màu son yêu thích
Những điều thú vị ít ai biết về lịch sử của son môi
Nghề tô son tại Roma cổ đại
Tại Roma cổ đại, phụ nữ giàu có được sở hữu cho riêng mình một đội ngũ trang điểm. Cùng với làm tóc chuyên nghiệp gọi là “cosmatae”. Thời kỳ này, người trang điểm chỉ làm công việc duy nhất là tô son cho phụ nữ quý tộc. Sau những bữa tiệc trà, son thường sẽ bị trôi đi và bắt buộc phải tô lại lớp son. Do đó, những người chuyên viên trang điểm này sẽ theo chân người phụ nữ quý tộc ở mọi nơi và làm việc đó thay họ.
Son môi từ cổ đại đã được coi là biểu tượng của tâm hồn
Người Ai Cập cổ đại sử dụng son môi hàng ngày như biểu tượng để nuôi dưỡng tâm hồn họ. Thậm chí thời này họ đầu tư cả cọ đánh son chuyên dụng được làm từ gậy gỗ ướt nhỏ.
Những màu son ưa chuộng nhất thời kỳ này là tông xanh đen, tím hồng và son màu cam tươi. Tuy nhiên, trên hết tất cả, son môi màu đỏ vẫn là son phổ biến và được yêu thích nhất.
Những sự thật đáng buồn bị vùi dập
Vào thời kỳ hưng thịnh của Đế chế Hy Lạp. Son môi được dùng để phân biệt phụ nữ ở giai cấp quyền quý và thấp kém. Mãi đến hơn 300 năm sau, sự phân biệt này mới dần biến mất.
Ở Châu Âu thời Trung Cổ, Giáo Hội quy định tất cả những người phụ nữ nào tô son môi đều sẽ bị coi là phù thủy xấu xa và bị nhốt vào trong ngục tối. Thậm chí về sau tại Anh vẫn cấm cô dâu trong ngày hôn lễ không được tô son. Nếu tô son sẽ bị hủy hôn.
Yumeisakura đã chia sẻ với bạn những câu chuyện thú vị về son môi. Với bài viết này hy vọng các chị em phụ nữ sẽ hiểu hơn về nguồn gốc của son môi. Vật dụng trang điểm quen thuộc của mình bấy lâu nay. Đừng quên theo dõi Yumeisakura cùng cập nhật những bí kíp làm đẹp mỗi ngày.